Lọc khí được chia làm ba cấp độ lọc cơ bản theo tiêu chuẩn EN779 và tiêu chuẩn EN1822. Trên thực tế ba cấp độ lọc đó là loc thô, lọc tinh rồi tới lọc HEPA. Mỗi cấp độ lọc đều có kích thước, cấp độ lọc và hiệu suất khác nhau. Chúng tôi là nhà cung cấp hàng đầu về ngành lọc khí phòng sạch tại Việt Nam
Đầu tiên chúng ta tham khảo qua về kích thước của lọc khí: tất cả các hãng lọc khí trên thế giới đều có những kích thước lọc tiêu chuẩn chung áp dụng cho toàn ngành lọc khí.
Lọc thô ( Pre-filter ): được phân chia từ cấp lọc G1-G4:
G1: Am < 65%, có khẳ năng lọc được 65% những hạt bụi thô theo tiêu chuẩn EN 779
G2: 65 ≤ Am < 80%
G3: 80 ≤ Am < 90%
G4: 90 ≤ Am
Với lọc thô và lọc tinh dạng box có 2 kích thước rất phổ thông mà chúng ta nên dùng khi thiết kế và tư vấn cho công trình phòng sạch là: 12×24” (289x592mm) và 24×24”(592x592mm). Thông thường trong AHU ( air handing unit-điều hòa trung tâm) loại model có lọc khí sẽ sử dụng 2 loại kích thước này. Chiều sâu phổ thông của lọc thô là 2”(mm), còn chiều sâu của lọc tinh dạng box thường là: 6”(149mm), 12”(290mm).
Lọc tinh ( fine filter ): được phân chia từ cấp lọc F5-F9
F5: 40 ≤ Em < 60% có khả năng lọc 40-60% hạt bụi theo tiêu chuẩn EN1822 ( với phổ bụi từ 1-10µm )
F6: 60 ≤ Em < 80%
F7: 80 ≤ Em < 85%
F8: 90 ≤ Em < 95%
Với lọc thô và lọc tinh đạng túi kích thước tiêu chuẩn vẫn là 12×24” và 24×24”, còn chiều sâu thường là 15”(381mm) và 21”(534mm).
Ngoài ra còn các kích thước khác của lọc vẫn thuôc tiêu chuẩn nhưng không thông dụng như: 12×12”, 16×24”, 18×24”, 20×24”. Mình có 1 lời khuyên rất chân thành, đó là không nên dùng những loại này. Vì thời gian sản xuất sẽ lâu hơn, giá thành cũng cao hơn và không hiệu quả về kinh tế. Khi đi bán hàng, tư vấn, kiểm tra lọc khí cho các nhà máy và các đơn vị thầu mình nhận thấy có 1 điều rất bất cập và không hợp lý là có nhưng kích cỡ lọc nằm ngoài tiêu chuẩn của ngành lọc ( mình vẫn hay gọi là lọc có kích thước khù khoằm. Khi tìm hiểu kỹ mình mới biết là do khi tư vấn thiết kế, các bác kỹ thuật dựa trên lưu lượng thực cần dùng, rồi tính ra số tấm lọc khí phải dùng và sau khi nhân chia thấy nó sẽ lẻ ra trăm m3/h, các bác lại tính luôn ra 1 kích thước lọc làm sao đáp ứng được số lẻ đó. Đây chính là phần chết người, hay có thể nói dở khóc dở cười cho nhưng công ty phân phối lọc như bọn mình. Đồng ý, sẽ đáp ứng các kích thước lọc “Khù khoằm” đó, nhưng chủ đầu tư ( nhà máy sản xuất sau này ) mỗi lần thay thế lọc sẽ phải chịu giá cao hơn, và thời gian nhận hàng lâu hơn. Vì nhà máy sản xuất lọc khí sẽ phải làm một khuôn mới và làm riêng cho các bạn kích thước đó….
Lọc HEPA và ULPA: được phân chia từ cấp lọc H10-H14 và U15-U17
H10: Em ≥ 95% có khả năng lọc 95% hạt bụi theo tiêu chuẩn EN1822 ( với hạt bụi 0.3µm )
H11: Em ≥ 98%
H12: Em ≥ 99.97%
H13: Em ≥ 99.99%
H14: Em ≥ 99.999%
U15: Em ≥ 99.9995% có khả năng lọc 99.9995% hạt bụi theo tiêu chuẩn EN1822 ( làm việc với hạt bụi 0.12µm )
U16: Em ≥ 99.99995%
U17: Em ≥ 99.999995%
Tấm lọc Hepa có kích thước thông dụng là : 12×24” (305x610mm), 24×24”(610x610mm), 30×24”(762x610mm), 36×24”(915x610mm), 48×24”(1220x610mm), 30×30”, 36×30”….
Kích thước của 12×24” và 24×24” có chiều sâu là 6” và 12”
Còn các kích thước lớn hơn kích thước 24×24” có chiều sâu là: 69mm, 75mm, 97mm, và chiều sâu tối đa 149mm.
Nhìn vào phần kích thước lọc khí, các bạn sẽ có câu hỏi thắc mắc là tại sao lúc 12×24”(289x592mm), 24×24”(592x592mm) mà có lúc 12×24”(305x610mm), 24×24”(610x610mm), xin thưa: vẫn là tiêu chuẩn của ngành lọc khí. Với các loại lọc thô và lọc tinh thì nó thường ghi kích thước danh nghĩa là Nominal size: 12×24” và kích thươc thực tế là Actual size: 289x592mm và với Hepa thì Nominal size: 12×24” và Actual size: 610x610mm. Tất nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ giành cho lọc tinh dạng box và hepa có kích thước ngược lại theo tiêu chuẩn trên.